Những chủ trương công tác lớn Chuyên luận chỉ đạo

QPTD -Thứ Năm, 08/09/2016, 09:08 (GMT+7)
Quan điểm của Đảng ta về xây dựng tiềm lực quốc phòng trong tình hình mới

Xây dựng tiềm lực quốc phòng là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm huy động kịp thời mọi nguồn lực, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc cả thời bình và thời chiến. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng là một trong những đột phá về tư duy và tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta. Thực chất đó là quá trình đổi mới nội dung, phương thức, nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp đảm bảo tốt nhất cho nhiệm vụ quốc phòng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: phải tiếp tục “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh”1, tạo nền tảng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Đây là quan điểm cơ bản, thể hiện tư tưởng nhất quán của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Quan điểm đó là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo; là sự phát triển về tư duy lý luận trên lĩnh vực quốc phòng trong điều kiện thời bình, đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng hiện hữu không ít thách thức gay gắt, khó lường.

Thực ra, quan điểm trên đã được đề cập trong văn kiện nhiều kỳ đại hội Đảng; đặc biệt, được thể hiện đầy đủ nhất trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm này, một mặt, thể hiện tư tưởng kiên định, nhất quán của Đảng ta về xây dựng tiềm lực quốc phòng; mặt khác, khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường nội dung này trong điều kiện mới. Vì thế, cùng với các yếu tố khác, tiềm lực quốc phòng luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Quán triệt quan điểm của Đảng, những năm qua, việc xây dựng tiềm lực quốc phòng được các cấp, ngành, địa phương, lực lượng và toàn dân triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tương đối toàn diện. Nhận thức, tư duy về xây dựng tiềm lực quốc phòng đã có chuyển biến căn bản, nhất là những phát triển lý luận nhận thức về đối tác, đối tượng; mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, cùng những phát triển về khoa học, nghệ thuật quân sự. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng và toàn dân đi vào nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực. Khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) được xây dựng theo chiều sâu, ngày càng vững chắc; lực lượng quốc phòng - an ninh thường xuyên được tăng cường. Việc kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế có chuyển biến tích cực, trên tất cả các mặt, như: điều hòa nhân lực, bố trí cơ cấu kinh tế - kỹ thuật, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị chiến trường, hậu phương chiến lược, bố trí phân vùng kinh tế,… hình thành các vùng chiến lược vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, v.v. Kết quả đó đã góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiến lược, không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, nhận thức về xây dựng tiềm lực quốc phòng ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương và nhân dân còn hạn chế; thậm chí, còn có nhận thức, rằng: đó là việc riêng của Bộ Quốc phòng. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,… có mặt chưa vững chắc. Việc kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở một số ngành, lĩnh vực chưa đầy đủ; khả năng động viên, huy động các nguồn tiềm lực cho quốc phòng còn bất cập. Những vấn đề đó nếu không được khắc phục kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh quốc phòng của đất nước, nhất là khả năng ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh cũng như năng lực xử lý kịp thời các tình huống chiến lược cả trên bộ, trên biển và trên không. Vì vậy, xây dựng tiềm lực quốc phòng phải là mối quan tâm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, theo tinh thần Đại hội XII đã khẳng định. Để tiếp tục thực hiện tốt nội dung này, chúng ta cần nhận thức đúng thực chất nội hàm của tiềm lực quốc phòng, nhất là những nội dung cốt lõi; trên cơ sở đó, cụ thể hóa cho từng nội dung của tiềm lực, làm cơ sở để các cấp, ngành, lực lượng và địa phương triển khai thực hiện.

Về xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần - thành tố cơ bản, quan trọng nhất của tiềm lực quốc phòng - phải được đặt ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ hữu cơ, chi phối hiệu quả đối với các tiềm lực khác. Việc xây dựng tiềm lực quan trọng này đòi hỏi vừa phải kế thừa những giá trị đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời, có sự vận dụng, phát triển phù hợp trong điều kiện mới. Đó là phát huy các giá trị về lòng yêu nước, ý chí, niềm tin, truyền thống lịch sử, văn hóa,… trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch thường xuyên chống phá; điều kiện thế và lực của đất nước được tăng cường, v.v. Trong đó, trọng tâm là xây dựng lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, tạo sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Muốn vậy, phải tập trung xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, năng lực quản lý, điều hành, bảo đảm thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết và tổ chức thực hiện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, cùng với đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo, Đảng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhất là tệ tham nhũng, quan liêu trong hệ thống chính trị; đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ ở cơ sở; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nền tảng tinh thần xã hội, sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Về xây dựng tiềm lực kinh tế của sự nghiệp quốc phòng phải bao hàm các khả năng tiềm tàng của nền kinh tế có thể huy động cho nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt là trong xử lý các tình huống quốc phòng ngay từ thời bình hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra). Vì thế, xây dựng tiềm lực này, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và toàn dân; phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, toàn diện, vững chắc trên phạm vi cả nước, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tập trung cho các địa bàn chiến lược. Trước hết, cần tiếp tục thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm mỗi bước tăng trưởng về kinh tế phải gắn với sự gia tăng tích lũy của nguồn tiềm lực này. Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng lưỡng dụng, được bố trí hợp lý trên các vùng, miền, vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng khi cần thiết. Tiếp tục coi trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược biên giới, hải đảo, nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân gắn với tham gia xây dựng cơ sở, địa bàn vững mạnh. Trong giai đoạn hiện nay, để tiềm lực kinh tế có thể chuyển hóa thành thực lực và sức mạnh quốc phòng trên từng khu vực, địa bàn, cùng với gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ngày càng vững chắc, cơ quan chức năng sớm nghiên cứu xác lập cơ chế động viên nền kinh tế quốc dân thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự khi cần thiết.

Đối với tiềm lực khoa học - công nghệ, cần được xây dựng, phát triển trong chiến lược tổng thể phát triển khoa học - công nghệ quốc gia, nhưng có tính đến những yếu tố đặc thù, nhằm huy động, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc (cả trước mắt và lâu dài). Theo đó, việc xây dựng tiềm lực này, cần phải kết hợp chặt chẽ với sự phát triển của nền khoa học - công nghệ đất nước. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng và coi đó là một trong những động lực để hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, chú trọng kế thừa nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến vừa qua, cả trong tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu để hướng tới nghiên cứu các giải pháp về chiến thuật, kỹ thuật đối phó có hiệu quả với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, trong chiến tranh hiện đại. Đồng thời, từng bước đầu tư nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ, bảo đảm sửa chữa, sản xuất và làm chủ vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại. Bên cạnh đó, cần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động khoa học - công nghệ, kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, phù hợp với điều kiện của đất nước.

Về xây dựng tiềm lực quân sự - nhân tố nòng cốt, cốt lõi của tiềm lực quốc phòng - cần bảo đảm tính toàn diện, vững chắc, có chiều sâu, ngay từ thời bình, nhằm chuyển hóa nhanh nhất, kịp thời nhất thành thực lực quốc phòng trong mọi tình huống. Để làm được điều đó, cùng với nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, lực lượng và toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Trong đó, hết sức coi trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; lực lượng dự bị động viên hùng hậu trên từng khu vực, địa bàn và cả nước để sẵn sàng động viên khi cần thiết. Đồng thời, chú trọng nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học - công nghệ quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự,… tạo nền tảng tri thức về quân sự, quốc phòng. Tiếp tục xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng trên cơ sở gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm từng bước bảo đảm vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại cho các lực lượng. Quá trình xây dựng, cần theo một kế hoạch, lộ trình thống nhất, phù hợp, nhưng khi cần, cũng có thể tạo bước đột phá, sẵn sàng đáp ứng sự phát triển của thực tiễn.

Tiềm lực quốc phòng là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng của quốc gia. Vì thế, việc xây dựng tiềm lực này đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ các nguồn tiềm lực nêu trên trong một tổng thể thống nhất, với nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Thiếu tướng, TS. TRẦN VIỆT KHOA, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng

__________

1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 148.

Xây dựng tiềm lực quốc phòng là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm huy động kịp thời mọi nguồn lực, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc cả thời bình và thời chiến. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng là một trong những đột phá về tư duy và tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta. Thực chất đó là quá trình đổi mới nội dung, phương thức, nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp đảm bảo tốt nhất cho nhiệm vụ quốc phòng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: phải tiếp tục “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh”1, tạo nền tảng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Đây là quan điểm cơ bản, thể hiện tư tưởng nhất quán của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Quan điểm đó là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo; là sự phát triển về tư duy lý luận trên lĩnh vực quốc phòng trong điều kiện thời bình, đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng hiện hữu không ít thách thức gay gắt, khó lường.

Thực ra, quan điểm trên đã được đề cập trong văn kiện nhiều kỳ đại hội Đảng; đặc biệt, được thể hiện đầy đủ nhất trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm này, một mặt, thể hiện tư tưởng kiên định, nhất quán của Đảng ta về xây dựng tiềm lực quốc phòng; mặt khác, khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường nội dung này trong điều kiện mới. Vì thế, cùng với các yếu tố khác, tiềm lực quốc phòng luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Quán triệt quan điểm của Đảng, những năm qua, việc xây dựng tiềm lực quốc phòng được các cấp, ngành, địa phương, lực lượng và toàn dân triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tương đối toàn diện. Nhận thức, tư duy về xây dựng tiềm lực quốc phòng đã có chuyển biến căn bản, nhất là những phát triển lý luận nhận thức về đối tác, đối tượng; mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, cùng những phát triển về khoa học, nghệ thuật quân sự. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng và toàn dân đi vào nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực. Khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) được xây dựng theo chiều sâu, ngày càng vững chắc; lực lượng quốc phòng - an ninh thường xuyên được tăng cường. Việc kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế có chuyển biến tích cực, trên tất cả các mặt, như: điều hòa nhân lực, bố trí cơ cấu kinh tế - kỹ thuật, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị chiến trường, hậu phương chiến lược, bố trí phân vùng kinh tế,… hình thành các vùng chiến lược vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, v.v. Kết quả đó đã góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiến lược, không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, nhận thức về xây dựng tiềm lực quốc phòng ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương và nhân dân còn hạn chế; thậm chí, còn có nhận thức, rằng: đó là việc riêng của Bộ Quốc phòng. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,… có mặt chưa vững chắc. Việc kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở một số ngành, lĩnh vực chưa đầy đủ; khả năng động viên, huy động các nguồn tiềm lực cho quốc phòng còn bất cập. Những vấn đề đó nếu không được khắc phục kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh quốc phòng của đất nước, nhất là khả năng ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh cũng như năng lực xử lý kịp thời các tình huống chiến lược cả trên bộ, trên biển và trên không. Vì vậy, xây dựng tiềm lực quốc phòng phải là mối quan tâm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, theo tinh thần Đại hội XII đã khẳng định. Để tiếp tục thực hiện tốt nội dung này, chúng ta cần nhận thức đúng thực chất nội hàm của tiềm lực quốc phòng, nhất là những nội dung cốt lõi; trên cơ sở đó, cụ thể hóa cho từng nội dung của tiềm lực, làm cơ sở để các cấp, ngành, lực lượng và địa phương triển khai thực hiện.

Về xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần - thành tố cơ bản, quan trọng nhất của tiềm lực quốc phòng - phải được đặt ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ hữu cơ, chi phối hiệu quả đối với các tiềm lực khác. Việc xây dựng tiềm lực quan trọng này đòi hỏi vừa phải kế thừa những giá trị đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời, có sự vận dụng, phát triển phù hợp trong điều kiện mới. Đó là phát huy các giá trị về lòng yêu nước, ý chí, niềm tin, truyền thống lịch sử, văn hóa,… trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch thường xuyên chống phá; điều kiện thế và lực của đất nước được tăng cường, v.v. Trong đó, trọng tâm là xây dựng lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, tạo sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Muốn vậy, phải tập trung xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, năng lực quản lý, điều hành, bảo đảm thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết và tổ chức thực hiện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, cùng với đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo, Đảng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhất là tệ tham nhũng, quan liêu trong hệ thống chính trị; đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ ở cơ sở; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nền tảng tinh thần xã hội, sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Về xây dựng tiềm lực kinh tế của sự nghiệp quốc phòng phải bao hàm các khả năng tiềm tàng của nền kinh tế có thể huy động cho nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt là trong xử lý các tình huống quốc phòng ngay từ thời bình hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra). Vì thế, xây dựng tiềm lực này, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và toàn dân; phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, toàn diện, vững chắc trên phạm vi cả nước, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tập trung cho các địa bàn chiến lược. Trước hết, cần tiếp tục thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm mỗi bước tăng trưởng về kinh tế phải gắn với sự gia tăng tích lũy của nguồn tiềm lực này. Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng lưỡng dụng, được bố trí hợp lý trên các vùng, miền, vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng khi cần thiết. Tiếp tục coi trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược biên giới, hải đảo, nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân gắn với tham gia xây dựng cơ sở, địa bàn vững mạnh. Trong giai đoạn hiện nay, để tiềm lực kinh tế có thể chuyển hóa thành thực lực và sức mạnh quốc phòng trên từng khu vực, địa bàn, cùng với gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ngày càng vững chắc, cơ quan chức năng sớm nghiên cứu xác lập cơ chế động viên nền kinh tế quốc dân thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự khi cần thiết.

Đối với tiềm lực khoa học - công nghệ, cần được xây dựng, phát triển trong chiến lược tổng thể phát triển khoa học - công nghệ quốc gia, nhưng có tính đến những yếu tố đặc thù, nhằm huy động, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc (cả trước mắt và lâu dài). Theo đó, việc xây dựng tiềm lực này, cần phải kết hợp chặt chẽ với sự phát triển của nền khoa học - công nghệ đất nước. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng và coi đó là một trong những động lực để hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, chú trọng kế thừa nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến vừa qua, cả trong tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu để hướng tới nghiên cứu các giải pháp về chiến thuật, kỹ thuật đối phó có hiệu quả với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, trong chiến tranh hiện đại. Đồng thời, từng bước đầu tư nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ, bảo đảm sửa chữa, sản xuất và làm chủ vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại. Bên cạnh đó, cần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động khoa học - công nghệ, kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, phù hợp với điều kiện của đất nước.

Về xây dựng tiềm lực quân sự - nhân tố nòng cốt, cốt lõi của tiềm lực quốc phòng - cần bảo đảm tính toàn diện, vững chắc, có chiều sâu, ngay từ thời bình, nhằm chuyển hóa nhanh nhất, kịp thời nhất thành thực lực quốc phòng trong mọi tình huống. Để làm được điều đó, cùng với nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, lực lượng và toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Trong đó, hết sức coi trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; lực lượng dự bị động viên hùng hậu trên từng khu vực, địa bàn và cả nước để sẵn sàng động viên khi cần thiết. Đồng thời, chú trọng nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học - công nghệ quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự,… tạo nền tảng tri thức về quân sự, quốc phòng. Tiếp tục xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng trên cơ sở gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm từng bước bảo đảm vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại cho các lực lượng. Quá trình xây dựng, cần theo một kế hoạch, lộ trình thống nhất, phù hợp, nhưng khi cần, cũng có thể tạo bước đột phá, sẵn sàng đáp ứng sự phát triển của thực tiễn.

Tiềm lực quốc phòng là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng của quốc gia. Vì thế, việc xây dựng tiềm lực này đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ các nguồn tiềm lực nêu trên trong một tổng thể thống nhất, với nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Thiếu tướng, TS. TRẦN VIỆT KHOA, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng

__________

1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 148.

Ý kiến bạn đọc (0)

Quân đội tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới
Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trở thành một trong những trụ cột của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp - nền tảng vững chắc để thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước