Thứ Bảy, 23/11/2024, 14:08 (GMT+7)
Thông tin liên lạc là một trong những vấn đề quan trọng, thiết yếu đối với các tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi hoạt động trên biển nói chung, trong vùng biển của từng quốc gia nói riêng. Luật Biển Việt Nam, Điều 32 quy định: “Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thủy hay trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan”. Đây là quy định chặt chẽ, khoa học, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước về Luật Biển năm 1982) đã coi các hoạt động làm rối loạn mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển là hành động gây phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh đối với các quốc gia này (Điều 19). Tại Điều 25, Công ước còn nêu: “Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hay vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thủy đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thủy hay công trình cảng nói trên”. Điều đó có nghĩa là, mọi hoạt động nói chung, tiến hành thông tin liên lạc nói riêng trên tàu thuyền đều phải tuân theo pháp luật và các quy định của quốc gia ven biển mà tàu thuyền đó đang neo đậu hay hoạt động. Nghị định 30/CP, ngày 29-01-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam, Điều 15 quy định: “Tàu thuyền nước ngoài khi ở trong nội thủy của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phải niêm phong tất cả các loại máy, khí tài thông tin liên lạc, quan sát kỹ thuật điện tử,… Mọi việc liên lạc với bất cứ nơi nào, kể cả liên lạc về nước mà tàu thuyền mang quốc tịch, đều phải qua trung tâm liên lạc của cảng Việt Nam mà tàu thuyền trú đậu. Các hoạt động liên lạc bằng vô tuyến điện, ký hiệu truyền tin, cờ tay…, với bất cứ đối tượng nào, đều coi là hành động vi phạm chủ quyền, an ninh của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Như vậy, quy định về Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam trong Luật Biển Việt Nam là thống nhất và phù hợp với Công ước về Luật Biển năm 1982.
Quang Chuyên thực hiện
Thông tin,bến,cảng
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An 14/11/2024
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo 07/11/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU 24/10/2024
Bộ đội Biên phòng Quảng Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển 17/10/2024
Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 27/09/2024
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 23/09/2024
Đoàn Đặc nhiệm số 2 nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biển 19/09/2024
Lữ đoàn 131 thi đua thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 09/09/2024
Đôi nét về tiềm năng phát triển của cảng Cái Lân 28/08/2024
Lữ đoàn Đặc công 126 tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 12/08/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An