Chủ Nhật, 27/04/2025, 20:12 (GMT+7)
Ngày 06-8-2017, tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã chính thức thông qua Dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây là văn kiện thể hiện bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới quản lý xung đột ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Dự thảo khung được kết cấu 03 phần: các điều khoản mở đầu, các điều khoản chung và các điều khoản cuối cùng.
Về các điều khoản mở đầu, Dự thảo khung có 03 mục: Cơ sở của COC; Sự liên kết và tương tác giữa DOC và COC; Tầm quan trọng và các nguyện vọng.
Về các điều khoản chung, Dự thảo khung đề cập 03 nội dung chủ yếu sau:
- Các mục tiêu mà văn kiện này hướng tới là: (1). Thiết lập một khuôn khổ dựa trên các quy tắc bao gồm một loạt quy chuẩn chỉ đạo cách ứng xử của các bên và thúc đẩy hợp tác hàng hải trên Biển Đông; (2). Thúc đẩy lòng tin lẫn nhau, sự hợp tác và uy tín, ngăn ngừa các sự cố, giải quyết các sự cố nếu chúng xảy ra và tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp; (3). Đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, quyền tự do đi lại trên biển và trên không.
- Các nguyên tắc được Dự thảo xác định theo thứ tự: Thứ nhất, COC không phải là một công cụ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay các vấn đề về phân định ranh giới trên biển. Thứ hai, cam kết đối với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế. Thứ ba, cam kết thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC. Thứ tư, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
- Các nghĩa vụ cơ bản, bao gồm các vấn đề về: nghĩa vụ hợp tác; thúc đẩy hợp tác hàng hải thiết thực; tự kiềm chế/thúc đẩy sự tin cậy và lòng tin; ngăn ngừa các sự cố; xử lý các sự cố; các nghĩa vụ khác phù hợp với luật pháp quốc tế để hoàn thành các mục tiêu và nguyên tắc của COC.
Về các điều khoản cuối cùng, Dự thảo khung xác định: khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc của COC; các cơ chế cần thiết để giám sát việc thực thi; đánh giá COC; bản chất; hiệu lực thi hành.
Theo giới phân tích quốc tế, mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc, bổ sung, song việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Dự thảo khung này là cơ sở, tiền đề quan trọng cho tiến trình quản lý, giải quyết tranh chấp, xung đột ở Biển Đông để hướng tới hoàn tất một COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Đây là điều mà nhiều quốc gia thành viên ASEAN mong muốn. Thông qua sự kiện quan trọng này, dư luận quốc tế bày tỏ sự ủng hộ một văn kiện COC mang tính ràng buộc về pháp lý và điều quan trọng là COC cần sớm được hoàn thành và có hiệu lực trong thực tế.
Nguyễn Văn Sử thực hiện
Thỏa thuận khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU 24/04/2025
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 14/04/2025
Vùng 2 Hải quân xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển vững chắc 20/03/2025
Vùng 5 Hải quân đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng 13/03/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm 27/02/2025
Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển đa dạng sinh học 13/02/2025
Vùng Cảnh sát biển 1 nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới 06/02/2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tích cực đấu tranh chống khai thác IUU 16/01/2025
Bốn trọng tâm trong xây dựng Vùng Cảnh sát biển 3 vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 06/01/2025
Gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024 12/12/2024
Hải đoàn 42 nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng trong phòng, chống IUU